Tin tức & tư vấn

Công nghệ du lịch: Xu hướng mới thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong ngành du lịch

Công nghệ du lịch đang có những bước phát triển vượt bậc, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong ngành du lịch. Các xu hướng công nghệ mới nhất đang thay đổi cách mọi người lên kế hoạch, trải nghiệm và đánh giá các chuyến đi.

Du lịch và công nghệ

Công nghệ lữ hành hay còn được gọi là công nghệ du lịch là một ứng dụng của CNTT-TT (Công nghệ thông tin và Truyền thông) hoặc CNTT (Công nghệ thông tin) trong lĩnh vực khách sạn, du lịch và lữ hành. Phương thức du lịch ban đầu được kết nối với hệ thống đặt chỗ trên máy tính của doanh nghiệp hàng không. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nó được sử dụng thông dụng hơn, đa dạng trong du lịch đặc biệt trong ngành khách sạn.

Sự xuất hiện của hình thức kinh doanh này cùng với sự tiến bộ của công nghệ di động, kinh doanh trực tuyến đã tạo nên sự đa dạng về lựa chọn đối với khách hàng và hình thành một hệ thống phân phối toàn cầu trong du lịch. Đây có thể được coi là bước tiến lớn trong lĩnh vực này khi mà các hầu hết các dịch vụ trong quá trình du lịch của khách hàng (đặt phòng khách sạn, xe vận chuyển, vé hàng không…) được xử lý trên hệ thống qua một đầu mối. Đồng thời gia tăng các giải pháp tích cực và phản ứng nhanh 24/7 đối với các sự cố phát sinh trong kế hoạch du lịch của khách hàng.

Các thành phần của công nghệ du lịch

Các ứng dụng: Các gói ứng dụng linh động là một trong những phương pháp của công nghệ du lịch, được sử dụng để cung cấp một lựa chọn mới.

Internet: Trong ngành du lịch và khách sạn, tận dụng Internet hiệu quả có thể cải thiện rất nhiều về thu nhập. Các phương tiện truyền thông xã hội, trang web, đặt hàng trực tuyến, blog và quảng cáo trực tuyến, tất cả đều được sử dụng để thu hút và hỗ trợ khách hàng lựa chọn địa điểm và doanh nghiệp của mình.

Hệ thống máy tính: Vì nhiều tổ chức du lịch nằm rải rác và quy mô lớn, nhỏ khác nhau, họ sử dụng hệ thống mạng máy tính để duy trì kết nối. Hệ thống máy tính cho phép giao tiếp giữa các địa điểm và chi nhánh, giúp đơn giản hóa các chính sách đặt phòng và giám sát chéo. Chúng được sử dụng nội bộ để giúp nhân viên truy cập và theo dõi trên cùng một trang thông tin nhằm có những tư vấn tích cực và thống nhất đối với trải nghiệm của khách; đồng thời có thể lưu giữ và xử lý các thông tin cần thiết của khách (thông tin phòng, sở thích của khách và chi tiết đặt phòng…) một khuôn khổ đồng nhất.

Liên lạc di động: Liên lạc di động đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của khách du lịch ví dụ như: bản đồ (google map) để định vị và tìm kiếm thông tin có giá trị khác về những nơi họ muốn đến thăm. Hầu hết các giao tiếp thông thường được thực hiện với sự trợ giúp của thông tin di động.

Công nghệ tác động như thế nào đến du lịch và lữ hành?

Công nghệ làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện, thoải mái và dễ dàng hơn. Chúng ta có thể nhận được bất cứ thứ gì chỉ bằng một cú nhấp chuột. Những thay đổi này cũng xảy ra trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, khách hàng không phải suy nghĩ nhiều trước khi lựa chọn đi du lịch. Một số tiện ích từ công nghệ du lịch có thể được kể đến như sau:

Tiết kiệm và tạo thuận lợi khi đi du lịch: Với sự đổi mới, du lịch có thể trở thành một người bạn đồng hành tích cực với môi trường. Đăng ký di động, đặt chỗ trực tuyến, check-in trực tuyến và vé điện tử có thể giúp tiết kiệm rất nhiều giấy tờ và đảm bảo an toàn khi di chuyển không còn phải chen chúc xếp hàng để nhận vé và nỗi lo về mất giấy tờ.

Ngày nay, sự đổi mới đang thay đổi những công việc cồng kềnh trong một thiết bị nhỏ. Không cần một iPod để điều chỉnh âm nhạc, chỉ cần một tài khoản iTunes hoặc Spotify và khách hàng có thể phát trực tuyến nhạc khi đang di chuyển. Kobo (e-Reader) hoặc Amazon Kindle tiết kiệm một lượng lớn không gian trong ba lô là có thể tiếp cận với hàng loạt các loại sách yêu thích.

Tạo thuận lợi trong giao lưu văn hóa quốc tế: Trong thế giới công nghệ ngày nay, việc giao tiếp bằng các ngôn ngữ cũng được hỗ trợ hết sức hiệu quả. Việc tích hợp tính năng như ứng dụng dịch thuật với Google dịch có thể trợ giúp du khách trong thích ứng với ngôn ngữ bản địa. Ngoài ra, các ứng dụng học ngoại ngữ như Duolingo cho phép người sử dụng làm quen với một ngôn ngữ khác hoặc cải thiện một ngôn ngữ đã biết chắc chắn mà không cần tốn tiền.

Nhiều nhóm khách sạn và hãng hàng không cung cấp thông tin tùy chọn qua tin nhắn gửi cho khách hàng của họ trước thời hạn qua ứng dụng của riêng họ hoặc thiết lập các kênh thông báo như WhatsApp, Messenger hoặc Facebook. Tuy nhiên, chatbot là một cuộc cách mạng – chúng đang trở thành nguồn lực lớn cho ngành công nghiệp du lịch. Ngoài ra, nó còn giảm bớt gánh nặng mang theo tiền mặt khi đi du lịch; ít rủi ro hơn – đặc biệt là khi đi du lịch nước ngoài hợp lệ, nơi mất tiền hoặc trộm cắp có thể là nguyên nhân chính gây ra vấn đề nghiêm trọng. Sau khi được tích hợp hoàn toàn, các gian lận không còn là nỗi lo lắng của người đi du lịch.

Tác động tiêu cực

Công nghệ cũng dẫn đến các vấn đề tài chính trong các gia đình vì hầu hết các công nghệ đều đắt tiền tương tự như máy tính. Những cá nhân không có khả năng mua loại đổi mới này sẽ sống trong cuộc sống căng thẳng với những nỗi lo về sự thiếu hiểu biết. Bên cạnh đó, những người sử dụng nếu không có đủ thông tin và hiểu biết cần thiết trong việc sử dụng thiết bị và công nghệ sẽ phải đối mặt với các vấn đề về an ninh, an toàn trong quá trình sử dụng.

Mặt trái của của đổi mới về công nghệ là nó có thể gây ra xung đột và căng thẳng giữa lực lượng lao động và công cụ lao động. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến các đại lý du lịch. Việc sử dụng rộng rãi Internet đã tạo ra thay đổi cả những cách có hại và có lợi – đối với tổ chức du lịch hiện đại. Do đó, trong thế kỷ 21, tổ chức du lịch cần phải thích ứng một cách chủ động để duy trì sự phù hợp trong quá trình phát triển và dung hòa mức độ tác động đối với doanh nghiệp.

Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc tiếp thị của Booking.com Arjan Dijk gần đây cũng tuyên bố rằng “trong thập kỷ mới này, chúng ta sẽ thấy cách ngành công nghiệp du lịch cố gắng đáp ứng nhu cầu của một loại khách du lịch quan tâm hơn đến tính bền vững, và với sự tò mò hoặc hiểu biết nhiều hơn về công nghệ, thông qua việc phát triển các sản phẩm, chức năng và dịch vụ, việc khám phá thế giới trở nên dễ dàng hơn đối với tất cả mọi người”.

Giải pháp công nghệ quan trọng cho ngành du lịch

Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực du lịch và lữ hành kể từ thập kỷ trước. Việc đưa công nghệ vào du lịch đã trực tiếp giúp giảm chi phí, cải thiện dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm của khách hàng.

Công nghệ di động: Đây được coi và một trong những trọng tâm trong cách thức du lịch mới. Trên thực tế, theo TripAdvisor, 45% người dùng sử dụng điện thoại thông minh cho mọi việc liên quan đến kỳ nghỉ của họ. Điện thoại di động đã trở thành đồng hành tin cậy của khách du lịch trong suốt hành trình.
Thực tế tăng cường: Thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) cũng đã bước vào thế giới du lịch và sự thật, đó đang là xu hướng lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt với những khách hàng khuyết tật do tất cả các khả năng mà chúng có thể mang lại. Ngày nay, người ta có thể “dịch chuyển” chính mình đến những góc xa xôi nhất trên thế giới mà không cần xuống ghế.

Khách du lịch có thể được trải nghiệm nhiều loại mô hình thiết bị Thực tế ảo khác nhau

Internet vạn vật (IoT): Internet of Things (IoT) hứa hẹn sẽ mang đến những cập nhật đáng kể cho ngành du lịch. Chúng tích hợp các cảm biến được kết nối với Internet bên trong các mặt hàng từ các sản phẩm tiêu dùng như ô tô, va li,… đến các dịch vụ vô hình như khách sạn, ăn uống,…v.v. Trên thực tế, Viện Công nghệ Khách sạn của Tây Ban Nha (Instituto Tecnológico Hotelero, hay ITH) khẳng định rằng Internet of Things “sẽ là yếu tố chuyển đổi chính trong việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trong vài năm tới”.

Trợ lý ảo: Các trợ lý ảo quen thuộc như Siri và Alexa được cài đặt trên điện thoại thông minh nhằm hỗ trợ tối đa cho người dùng. Những trợ lý ảo này đáp ứng mọi nhu cầu như cung cấp các thông tin về: thời tiết hôm nay ở thành phố, bật radio, mở email, v.v. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp khách sạn, điểm đến du lịch cũng nghiên cứu tạo ra các trợ lý ảo hỗ trợ trải nghiệm tương tác và cá nhân hóa cho người tiêu dùng.

Dữ liệu lớn: Gần đây đã có rất nhiều cuộc nói chuyện về Dữ liệu lớn, nhưng chúng vẫn chưa cho thấy rõ các cơ hội mà nó mang lại cho ngành du lịch. Tuy nhiên, nhiều công ty trong ngành đã sử dụng nó trong các chiến lược cụ thể của mình như tiếp thị, phân đoạn thị trường và tối ưu hóa đầu tư.

Chuỗi khối: Blockchain là một công nghệ sẵn sàng biến đổi thế giới. Mặc dù nó chủ yếu liên quan đến tài chính, nó cũng có thể ảnh hưởng đến việc đi lại. Mặc dù chưa có nhiều thử nghiệm về nó, nhưng có thể nó sẽ hữu ích trong việc xác định hành khách tại sân bay, đảm bảo tính minh bạch trong ý kiến của khách du lịch và thanh toán dễ dàng và an toàn.

5G: Công nghệ du lịch trở nên mạnh mẽ hơn tất cả với sự trợ giúp từ mạng 5G. Chúng hứa hẹn tốc độ tải và tải xuống nhanh hơn nhiều, phạm vi phủ sóng rộng hơn và kết nối ổn định hơn. Ngoài tốc độ tải xuống nội dung nhanh hơn 20 lần so với trước đây, 5G cho phép phát triển và triển khai công nghệ mà 4G đã hạn chế. Điều đó có nghĩa là kết nối giữa các thiết bị thông minh sẽ hiệu quả hơn và chúng ta sẽ có thể bắt đầu thực sự tận hưởng Internet vạn vật (IoT). Du lịch, nơi công nghệ biến khách du lịch thành nhân vật chính của trải nghiệm, sẽ trở thành hiện thực. Ngoài ra, thực tế tăng cường (AR) hoặc video 360° sẽ phổ biến và dễ tiếp cận hơn.
Ngành công nghiệp du lịch là ngành mà sự tương tác với người tiêu dùng ngày càng trở nên quan trọng và những tiến bộ công nghệ đang cho phép các công ty đến gần hơn và hiểu rõ hơn về khách hàng của họ.

Ứng dụng công nghệ 360 để giúp khách du lịch có thể xem căn hộ

Công nghệ không tiếp xúc để truyền cảm hứng cho khách du lịch

Việc sử dụng công nghệ trong du lịch từ lâu đã trở nên phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này vào năm 2020. Năm nay, công nghệ sẽ là yếu tố hàng đầu giúp du khách lấy lại sự tự tin. Một cuộc khảo sát do Censuswide thực hiện cho thấy hơn 4 trong số 5 khách du lịch nói rằng công nghệ sẽ làm tăng sự tự tin của họ khi đi du lịch trong 12 tháng tới. Họ lưu ý rằng ứng dụng dành cho thiết bị di động cung cấp các cảnh báo và cập nhật trong các chuyến đi, đặc biệt liên quan đến dịch bệnh và các hướng dẫn mới nhất của chính phủ, sẽ rất cần thiết trong tình hình mới.
Khoa học công nghệ với du lịch Việt Nam.

Kết quả sau hai mươi năm qua, rất nhiều Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần phát triển khoa học công nghệ tiên tiến, ứng dụng trong đời sống kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Chỉ thị số 16/2017/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ghi nhận: “… ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh”.

Một số kết quả trong việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch tại Việt Nam cụ thể:
Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin, hình ảnh và các sản phẩm du lịch: Hoạt động các hệ thống các tài khoản trên mạng xã hội (facebook, youtube, tweeter, TikTok, Instagram…), tổng đài thông tin, tư vấn, giải đáp du lịch tại các thành phố, trung tâm du lịch đảm bảo việc cung cấp, khả năng tiếp cận thông tin cho khách du lịch đảm bảo môi trường du lịch minh bạch, an toàn định hướng phát triển thị trường cũng như việc tiếp nhận thông tin của khách, tăng khả năng tương tác và quảng bá hiệu quả điểm đến được triển khai và đẩy mạnh trong cả nước đặc biệt các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh…

Tăng mức độ hỗ trợ và khả năng tương tác đối với khách du lịch trong việc tiếp cận thông tin du lịch.

Phát triển các phần mềm du lịch thông minh hỗ trợ khách du lịch: một số trạm thông tin du lịch thông minh, phần mềm du lịch thông minh “Vibrant Ho Chi Minh City”, phần mềm tiện ích “Sai Gon Bus”, “Ho Chi Minh City Travel Guide”, “Ho Chi Minh City Guide and Map” ứng dụng “Danang FantastiCity”, các hệ thống phần mềm, tiện ích hỗ trợ du khách như “Da Nang Tourism”, “inDaNang”, “Go! Đà Nẵng,” “Da Nang Bus”, Chatbot Danang FantastiCity…; phần mềm tiện ích thông minh hỗ trợ du khách gồm hệ thống thuyết minh tự động tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và phần mềm hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long; một số tiện ích về bản đồ, tìm đường, trạm bus, travel guide khác cũng đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng tại Hà Nội…; ngành du lịch Thừa Thiên – Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ của các đối tác trong quảng bá du lịch bằng công nghệ số. Lăng Tự Đức nằm trong 30 di tích, từ 13 quốc gia được Google số hóa 3D.

Nâng cấp và phát triển hạ tầng mạng: Việc phủ sóng wifi miễn phí đang được nhiều địa phương trong cả nước tích cực triển khai phủ sóng wifi miễn phí như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Quảng Bình, Đà Lạt, Cần Thơ…

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay Tổng cục Du lịch cũng đã xây dựng và giới thiệu ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động du lịch trong nước với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”. Khách du lịch có thể dễ dàng tra cứu mức độ an toàn tại điểm đến, cập nhật bản đồ số để biết cảnh báo an toàn và tìm kiếm thông tin về các dịch vụ (nhà hàng, khách sạn…) tại Việt Nam.

Triển khai ứng dụng công nghệ tại các doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh có thể kể đến một số doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch như Vietravel, Saigontourist, Thiên Minh Group, Hanoitourist, Benthanhtourist… Sàn giao dịch du lịch trực tuyến (Tripi) cho phép giao dịch các tour trọn gói, khách sạn và vé máy bay. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 10 sàn giao dịch du lịch. Đây là những điểm nhấn quan trọng của các doanh nghiệp du lịch Việt về khả năng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh.

Ngoài những hoạt động hỗ trợ kinh doanh du lịch, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong du lịch theo hướng tăng trưởng xanh với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực, tăng trưởng ít carbon và tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm nhằm đảm bảo hài hòa phát triển giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành du lịch hướng tới việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về dự báo, tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch; sử dụng các loại năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cho chuỗi hệ thống nhà hàng, khách sạn, trung tâm du lịch, thương mại, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải môi trường, xây dựng mạng liên kết giữa các cơ sở lưu trú với các cơ quan quản lý, ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại để theo dõi hoạt động du lịch, xây dựng phần mềm điều khiển lượng giao thông, mua sắm…

Trên thực tế, trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì thế, các nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ ứng dụng cho du lịch vẫn chưa được thực sự đầu tư theo chiều sâu để đạt được những mục tiêu phát triển du lịch thông minh như kỳ vọng.

Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển công nghệ gắn với du lịch ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển và ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, ngành du lịch cũng đang có những thay đổi lớn trong xu hướng phát triển cũng như những phương thức hoạt động. Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị và có một kế hoạch mang tầm vĩ mô nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển về công cụ lao động cũng như lực lượng lao động trong ngành. Trên cơ sở cần nhìn nhận những thuận lợi và chuyển biến tích cực cũng như tiêu cực và những trở ngại khi công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong phát triển du lịch. Cụ thể:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách cho việc tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong du lịch, đặc biệt hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai phát triển du lịch gắn với công nghệ (du lịch thông minh) trong tình hình mới. Chủ trương về phát triển du lịch gắn với khoa học và công nghệ đã được phổ biến rộng rãi. Các địa phương, tùy theo khả năng của mình cũng đã tiến hành triển khai thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ và mang tính cục bộ, thiếu cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý.
Xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái du lịch thông minh trong đó các yếu tố khoa học công nghệ giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch cũng như phát triển điểm đến; kết nối hệ thống quản lý của Nhà nước với hệ sinh thái du lịch, gồm: Kho tích hợp dữ liệu du lịch; cổng thông tin du lịch; ứng dụng du lịch trên di động; bản đồ số; hệ thống quản lý lưu trú; hệ thống phân tích số liệu và dự báo du lịch thông minh; phương tiện hỗ trợ thông tin du lịch. Bên cạnh những thông tin, tiện ích dành cho khách du lịch, giải pháp này giúp thống kê, báo cáo dữ liệu, thông tin (về người dùng, doanh nghiệp, tin tức, sự kiện, hình ảnh); quản lý phản hồi, góp ý của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch cho cơ quan quản lý chuyên ngành; có thể quản lý chương trình khuyến mãi, đặt chỗ, quảng cáo cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô hình du lịch thông minh phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Cải thiện mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong du lịch. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này ở các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, cần cải thiện ở tất cả các địa phương đặc biệt tại các địa phương có chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Lào Cai,…. Cần đầu tư nâng cấp về hạ tầng kỹ thuật và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong lĩnh vực du lịch.

Phát triển thị trường du lịch trực tuyến thông qua việc nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, cải thiện trình độ khoa học công nghệ ở các cấp quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp từ trung ương tới địa phương đáp ứng yêu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các bên liên quan.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch gắn với khoa học và công nghệ. Đảm bảo trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo, độ linh hoạt và tăng cường khả năng thích ứng của lực lượng lao động du lịch trong tình hình mới.

Kết luận

Có thể nói rằng các bên tham gia trong lĩnh vực du lịch đều đang nhận được lợi ích từ công nghệ. Công nghệ đã hỗ trợ ngành công nghiệp du lịch tạo ra sự thân thiện trong việc chuyển đổi công việc tốn kém của con người thành công việc đơn giản, chuyên biệt. Nó giúp giảm chi phí, nhân công, nhưng bên cạnh đó, duy trì một khoảng cách chiến lược với các vấn đề quản trị khách hàng. Việc sử dụng công nghệ trong ngành du lịch và khách sạn đã đẩy nhanh hoạt động và làm cho quá trình du lịch trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn. Công nghệ được sử dụng để chạm vào hầu hết mọi khía cạnh của ngành du lịch và lữ hành và khuyến khích sự đổi mới, độ chính xác, tốc độ, sự tiện lợi, thân thiện với người dùng và tiết kiệm chi phí.

Những tiến bộ công nghệ đã thay đổi cách thức đi du lịch và những phát triển mới này hứa hẹn một trải nghiệm thú vị và tương tác nhiều hơn nữa trong tương lai. Ngày nay, không ai nghi ngờ rằng công nghệ và du lịch là sự kết hợp hoàn hảo. Sự kết hợp này cũng đóng một vai trò quan trọng trong một bối cảnh mới, nơi mạng xã hội, ứng dụng, blog, v.v. trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Cũng bằng cách đó, ngành công nghiệp du lịch ngày càng nhận thức rõ ràng về xu hướng này, và thích ứng bằng cách điều chỉnh mô hình kinh doanh và cung cấp sản phẩm của mình để thực hiện mục tiêu mong muốn này. Như Giám đốc Sở Đổi mới Du lịch Eurecat Salvador Anton Clavé nhận xét trong sự kiện Diễn đàn TurisTIC de Barcelona rằng “Sự thay đổi không chỉ là cải thiện quy trình hoặc trải nghiệm khách du lịch; nó kéo theo sự biến đổi của chính hệ thống du lịch”. Công nghệ ngày nay cung cấp cho chúng ta thông tin chi tiết rõ ràng và các công cụ dễ sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm. Hãy cùng nhau tham gia và nắm lấy cơ hội vượt qua khoảng cách kỹ thuật số – và tạo ra nhiều lợi ích nhất cho các bên tham gia.

ThS. Nguyễn Thị Lan Hương – Phòng QLKH&HTQT

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

Khách hàng ... Số điện thoại 0963.520.*** vừa đăng ký tư vấn
Khách hàng ... Số điện thoại 0963.590.*** vừa đăng ký tư vấn
Khách hàng ... Số điện thoại 0979.636.*** vừa đăng ký tư vấn
Khách hàng ... Số điện thoại 0912.888.*** vừa đăng ký tư vấn
Khách hàng ... Số điện thoại 0909.777.*** vừa đăng ký tư vấn
Khách hàng ... Số điện thoại 0966.354.*** vừa đăng ký tư vấn
Hỗ trợ khách hàng

Hỗ trợ bảo hành sau bán hàng 24 tháng

  • bước 1 Hỗ trợ tại văn phòng BICWeb hoặc Khách hàng
  • bước 2 Hỗ trợ qua Skype, Zalo, Viber
  • bước 3 Hỗ trợ qua email, Facebook
  • bước 4 Hỗ trợ qua điện thoại, Teamviewer
bước 1

    Tư vấn miễn phí

    Để lại thông tin để được chúng tôi tư vấn miễn phí giải pháp thiết kế website khách sạn




    trở về 090 486 3663
    trở về Tư vấn miễn phí

    send Để lại tin nhắn cho chúng tôi

    Chỉ cần để lại thông tin, nhân viên sẽ gọi lại tư vấn cụ thể cho bạn

      Để lại số điện thoại để được Dược sỹ tư vấn:


      Nhắn tin hoặc gọi điện số zalo 0904.863.663 để được tư vấn